Hỏa hoạn King’s Cross

Trong mùa mua sắm Giáng Sinh ở London năm 1987, nhà ga điện ngầm lớn nhất thành phố, King’s Cross, luôn chật ních người. Mọi việc phải diễn ra rất chậm vì số lượng người khi ấy, vậy giải pháp tốt nhất trong khi chờ đó là hút thuốc. Dù nhà ga cấm hút thuốc, một nữ hành khách đã hút thuốc và thả một que diêm đang cháy xuống khe ở giữa hai bậc cầu thang của hệ thống cầu thang cuốn mà cô ta đang đứng. Ở đó, nó gặp các thứ rác tích trữ kể từ khi sân ga mở cửa sau Chiến tranh thế giới thứ hai (chưa có ai dọn nó từ lúc ấy). Một hành khách báo cho người soát vé nhưng nhân viên soát vé không nhìn thấy gì vì độ dốc của thang cuốn. Lửa bắt đầu bùng lên dữ dội vào sau đó. Hai lính cứu hỏa đã thấy ngọn lửa nhưng cho rằng dễ dập tắt nên bỏ đi. Cả thế giới lúc ấy đều chưa biết hiệu ứng đường hầm (hiệu ứng mà được phát hiện trong cuộc điều tra về chính vụ cháy này): trong hầm dốc, lửa sẽ bị chặn bởi hai bức tường hai bên nên khí nóng bay lên trên cao, cho đến khi lửa bắt vào chỗ khí ấy và cháy. Và mọi chuyện xảy ra như vậy… Ngọn lửa bùng lên thành một khối cầu lửa, lan lên quầy soát vé phía trên. 31 người chết.

Thảm họa Bhopal

Bể chứa thuốc trừ sâu của nhà máy Union Carbide, Bhopal, Ấn Độ đã có một sự kiện kì lạ: một miếng lá thép từ thành bể rơi xuống cả tấn hóa chất độc hại. Cả tấn thuốc trừ sâu phản ứng lại, bốc hơi lên và bể dần dần nứt. Một nhân viên đã thấy được điều đó. Anh ta lao vào phòng điều khiển, cùng với đồng nghiệp cố gắng kiểm soát bể. Nhưng đã quá muộn. Khí độc rò rỉ, phun ra từ ống khói cao nhất. Người dân hít phải khí đó, ngay lập tức bị khó thở. Kèm theo đó là khoảng 3000 người chết.

Thảm họa tàu ở Eschede

Trong khi chiếc tàu số 884 ‘Wilhelm Konrad Rontgen’ của InterCity Express (ICE) đang chạy, một bánh xe của chiếc tàu này vỡ ra vì mỏi kim loại và đâm lên sàn tàu. Mảnh còn lại ở bên dưới của sàn tàu làm trật thanh hộ bánh, đẩy tàu đi theo hai đường ray khác nhau, dù các toa vẫn được nối với nhau như bình thường. Sau đó, 1 toa đâm vào trụ cầu làm sập cây cầu. Toa đầu dừng lại phía trước, các tòa khác đâm vào nhau tạo thành một đống đổ nát chỉ dài bằng 1 toa tàu, giết chết 101 người và làm 105 người bị thương.

Bùng nổ lốc xoáy năm 1974

Vào ngày 3/4/1974, 148 cơn lốc xoáy dữ dội đã tấn công vùng Hành lang Lốc xoáy (nổi tiếng vì hay có lốc xoáy) và tỉnh Ontario lân cận của Canada trong suốt gần 24 giờ. 350 người chết và hàng ngàn người bị thương. Tuy vậy, nhờ thảm họa này, một nhóm chuyên gia về lốc xoáy (mà dẫn đầu bởi nhà khí tượng nổi tiếng Tetsuya Theodore Fujita) đã phát hiện ra nhiều dấu hiệu bất thường để dự đoán lốc xoáy sẽ xảy ra vào lúc nào chính xác hơn.

Chuyến bay 587 của American Airlines

Chuyến bay 587 của American Airlines, một chiếc Airbus A300-600R, rời Sân bay Quốc tế John F. Kennedy để tới Santo Domingo vào ngày 12 tháng 11 năm 2001, thì gặp luồng khí xoáy nhiễu động từ một chiếc Boeing 747 của Japan Airlines, mới cất cánh cùng đường băng này vào 30 giây trước, làm đuôi đứng của máy bay hỏng và gãy ra, làm máy bay mất thăng bằng. Nó rơi xuống khu ngoại ô Rockaway thuộc Queens (New York), giết chết toàn bộ 260 người trên máy bay và 5 người dưới đất.

Vụ sập cửa hàng bách hóa Sampoong

Năm 1993, trên nóc Siêu thị Sampoong thuộc Seoul, Hàn Quốc, người ta đem ba quạt điều hòa lên các xe đẩy và kéo chúng dọc theo một bên tòa nhà để đem sang chỗ khác. Tòa nhà vốn được vài kỹ sư coi là tòa nhà xây không chắc chắn, xây quá số tầng cho phép và khi xây thì rút bớt nguyên liệu. Vì vậy, khi quạt điều hòa bị kéo đi, rung động của chúng lan ra khắp nóc tầng 5. Một cây cột ở tầng 5 bị hứng gần như 100% rung động ấy và dần xuất hiện vết nứt. Ngày 29 tháng 6 năm 1995, hai năm sau khi bị nứt bởi rung từ quạt điều hòa, cây cột ấy xuất hiện vết nứt lớn. Giám đốc điều hành biết tin nên báo cho chủ tòa nhà, nhưng người chủ sợ mất lãi nên không cho đóng cửa tòa nhà hay di tản người trong đó. Rồi sáng đó, siêu thị sập xuống, 591 người chết. Đó là thảm họa sập nhà khủng khiếp nhất thời hiện đại

Chuyến bay El Al 1862

El Al 1862 – một chiếc Boeing 747 chở hàng – cất cánh từ Sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan ngày 4/10/1992. Một vết nứt mỏi kim loại đã xảy ra ở cả hai cầu chì của động cơ bên trong ở cánh phải, do lỗi thiết kế của các cầu chì. Qua mỗi chuyến bay, vết nứt ngày càng mở rộng, làm gãy một bên của cầu chì, gây ra rung động ở động cơ số 3. Theo thiết kế, động cơ máy bay sẽ tự đứt ra nếu rung quá mạnh. Nó rơi xuống, nhưng bằng mọi sức lực còn lại của nó, nó văng lên và đập vỡ động cơ còn lại ở cánh phải chiếc máy bay 747 này, và cũng xé toạc đi 10m gờ cánh phải, đồng thời phá hỏng hệ thống chống nghiêng sang một bên hay các hệ thống thủy lực. Tại cánh phải không có động cơ, lực nâng bị cản. Cơ trưởng biết máy bay đã mất nhiều hệ thống an toàn, giờ ông phải dùng hết sức lực còn lại của mình để đưa nó về trạng thái cân bằng, bằng cách xoay cần lái hết mức có thể. Ông gọi cho sân bay để quay về, nhưng khi máy bay vừa bắt đầu nâng mũi lên để chuẩn bị cho hạ cánh thì cánh phải càng mất thăng bằng. Không thể kiểm soát, máy bay lao vào khu chung cư Groeneveen tại vùng ngoại ô Bijlmar của Amsterdam, giết chết 43 người và gây ra thảm họa máy bay tồi tệ nhất ở Hà Lan.

Vụ nổ nhà máy lọc dầu ở Texas

Trong ca trực đêm ở nhà máy lọc dầu của BP tại thành phố Texas, công nhân cố ý bỏ qua quy trình an toàn khi bơm khí và chất lỏng vào tháp chưng cất. Đồng hồ đo và chuông báo động đều bị hỏng hay bị thiết kế sai nên không phản ứng. Sáng hôm sau cũng vậy. Đội công nhân tiếp tục bơm càng nhiều càng tốt, làm tháp chưng cất đầy nên bắn phụt dầu ra, gây nổ. Vụ nổ giết chết 15 người, phần lớn trong số đó khi ấy đang ở trong xe moóc đặt gần tháp chưng cất, cái xe moóc mà công ty BP ban đầu đã không chuyển vì sợ tốn tiền.

Đánh bom ở Bali 2002

Năm 2001, cảnh sát phát hiện ra cơ sở huấn luyện khủng bố của al-Qaeda nhằm vào Đại sứ quán Mỹ tại Singapore. Chúng phải thay đổi mọi thứ, từ điểm tấn công đến kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết của chúng. Jemaal Islamiyah, một tổ chức khủng bố ở Đông Nam Á, được nhận lệnh của al-Qaeda để đánh bom làm rung chuyển Indonesia.

Chúng bắt đầu chế bom từ kali clorat rồi nhét vào trong chiếc xe tải Mitsubishi màu trắng mà chúng đã mua được, sau đó nhét vào áo khoác của một kẻ đánh bom tự sát tên là Feri. Sau đó, chúng cũng chế tạo một quả bom nhỏ hơn để kích nổ bằng điện thoại. Đêm 12/10/2002, như mọi đêm khác, đường phố đảo Bali sáng rực bởi ánh đèn của các hộp đêm, nơi thu hút nhiều du khách phương Tây và du khách Indonesia đến. Chiếc xe tải trắng của Jemaah Islamiyah đỗ trước cửa Sari Club, một trong các câu lạc bộ ở phố Legian. Một tên khủng bố mặc áo khoác căng phồng (trong đó chứa bom) bước ra khỏi xe, sang đường để vào trong câu lạc bộ Paddy’s Pub ở bên kia đường. Hai tên khác nhảy lên xe máy tẩu thoát, nhưng trên đường sẽ dừng lại để dùng điện thoại kích nổ quả bom ở Đại sứ quán Mỹ tại Bali. Chỉ còn 1 tên trong chiếc xe tải trắng, và chiếc xe ấy thì đang gây tắc đường. Cuối cùng, khi đến giữa Paddy’s Pub, tên mặc áo khoác kích nổ bom trong áo. Vài giây sau, chiếc xe trắng nổ. Hơn 1 phút sau, trước cửa tòa Đại sứ bốc lên một cột khói cao ngút. 202 người thiệt mạng.

Sập Khách sạn Thế giới Mới

Khách sạn Thế giới Mới là một khách sạn 1 sao nhỏ bé ở Singapore, một đất nước đang phát triển. Trong quá trình xây dựng, kỹ sư tính sai số đo chính xác cho cột của khách sạn. Sau đó, chủ khách sạn làm khách sạn nặng hơn: lắp máy điều hòa khổng lồ trên trần, lát đá ở mặt ngoài khách sạn, xây boong ke,… làm cột khách sạn không chịu lực nổi, gây ra các vết nứt siêu nhỏ. Chúng càng ngày càng lớn hơn, rồi sập xuống vào một sáng thanh bình. Hơn một tuần sau đó, cuối cùng 17 người được cứu, nhưng 33 người tử nạn.