9 mối đe dọa an ninh mạng sẽ làm chao đảo internet trong năm 2018

Việc hacker cài đặt mã độc trên máy tính của nạn nhân để “đào” tiền ảo sẽ nở rộ trong năm 2018. Theo dự báo của Kaspersky Lab, trong năm 2018, thế giới sẽ thấy nhiều phần mềm hợp pháp bị lây nhiễm mã độc bởi những thủ đoạn tinh vi, cực kỳ khó phát hiện. Dự đoán này là rất có cơ sở bởi các chuyên gia của hãng bảo mật Nga dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm thu được trong suốt năm 2017.

Mạng internet phát triển cũng là mảnh đất cho hacker hoành hành. Dự đoán khác về các mối đe dọa an ninh mạng trong năm 2018:
1. Phần mềm độc hại di động tiên tiến hơn: Trong vài năm qua, cộng đồng an ninh mạng đã phát hiện ra phần mềm độc hại di động tiên tiến, khi kết hợp với các lỗ hổng dễ bị khai thác thì chúng tạo thành một vũ khí mạnh mẽ.
2. Các vụ tấn công phá hoại sẽ tiếp tục gia tăng: Các cuộc tấn công Shamoon 2.0 và StoneDrill được báo cáo vào đầu năm 2017, và cuộc tấn công ExPetr/NotPetya hồi tháng 6 cho thấy sự phát triển của các cuộc tấn công phá hoại.
3. Nhiều cuộc tấn công sẽ bắt đầu từ việc do thám: Những kẻ tấn công sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công tác do thám và sử dụng các bộ công cụ độc hại để định hướng thực hiện trước một cuộc khai thác cụ thể.
4. Các cuộc tấn công tinh vi “ăn sâu” vào trình điều khiển (firmware): Kaspersky Lab dự đoán sẽ có nhiều nhóm tin tặc tạo ra phần mềm độc hại mà có thể khởi chạy trước bất kỳ giải pháp bảo mật nào, thậm chí khởi chạy trước hệ điều hành.
5. Nhiều router và modem bị hack: Đây là một điểm kết nối quan trọng mà những kẻ tấn công nhắm vào để có quyền truy cập vào hệ thống mạng của nạn nhân.
6. Tấn công dịch vụ y tế: Cũng trong năm 2018, bọn hacker sẽ nhắm mục tiêu vào lĩnh vực y tế với mục đích tống tiền, phá hoại. Vấn đề này càng tệ hơn khi số lượng thiết bị y tế chuyên khoa có kết nối mạng tăng lên.
7. Tấn công tài chính: Đối với các dịch vụ tài chính, dù chưa bước qua năm 2018 nhưng Kaspersky Lab đã đưa ra dự báo loại hình tấn công này sẽ giúp hacker bỏ túi hàng tỉ USD.
8. Mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc: Các hệ thống công nghiệp có nguy cơ bị tấn công bởi ransomware rất lớn trong năm 2018 do chúng thường xuyên kết nối với mạng internet.
9. Mã độc “đào” tiền ảo: Tin tặc sẽ nhắm mục tiêu vào các công ty nhằm mục đích cài đặt công cụ “đào” tiền ảo.

Kaspersky Lab cho biết thêm, các cuộc tấn công chuỗi cung ứng như Shadowpad và ExPetya vào năm 2017 cho thấy phần mềm của bên thứ ba dễ dàng bị lợi dụng để xâm nhập vào doanh nghiệp. Mối đe dọa này dự kiến sẽ tăng lên vào năm 2018, vì một số mối đe dọa nguy hiểm bắt đầu áp dụng cách tiếp cận này (lợi dụng phần mềm hợp pháp).

Ông Juan Andrés Guerrero-Saade, nhà nghiên cứu an ninh thuộc nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky Lab cho biết: “Các cuộc tấn công chuỗi cung ứng đã chứng minh rằng, đây chính là ác mộng như chúng ta đã từng giả thuyết trước đây. Các mối đe dọa tiên tiến đang tiếp cận các sản phẩm dễ bị xâm nhập, rồi tận dụng “cửa hậu” của phần mềm đó để phát tán mã độc và tấn công mạng. Thậm chí các cuộc tấn công chuỗi cung ứng còn cho phép kẻ tấn công truy cập thành công vào nhiều doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực quan trọng”.

Phần mềm QTranslate

QTranslate giúp đỡ người dùng chuyển đổi qua lại rất nhanh chóng và dễ dàng giữa nhiều ngôn ngữ. Chương trình này hỗ trợ dịch văn bản trên nhiều ứng dụng, giúp tra cứu từ điển trực tuyến, thay thế văn bản bằng đoạn dịch hay chuyển văn bản bằng âm thanh cùng rất nhiều chức năng thú vị khác.

QTranslate

QTranslate cho phép sao chép hoặc gõ văn bản trực tiếp trên cửa sổ chương trình để dịch và chuyển đổi. Phần mềm này hỗ trợ dịch cho nhiều ứng dụng khác nhau như Google Chrome, Microsoft Word, Microsoft Outlook, Acrobat Reader, Skype, IE…Bạn cũng có thể tra cứu từ điển trực tuyến, thay thế đoạn băn bản bằng đoạn dịch, kiểm tra lỗi chính tả để trả vể kết quả dịch chính xác nhất.
QTranslate hỗ trợ nhiều chế độ dịch văn bản bằng thao tác với chuột gồm: hiển thị biểu tượng – chọn văn bản, biểu tượng chương trình sẽ hiện gần con trỏ chuột, nhấn vào biểu tượng, cửa sổ pop up sẽ hiện ra cùng với đoạn văn bản dịch; hiển thị đoạn văn bản đã dịch – chọn văn bản, ngay sau đó văn bản dịch sẽ hiện ra trên cửa sổ pop up.
QTranslate còn có một tính năng rất độc đáo là chuyển văn bản thành âm thanh, rất hữu ích để bạn có thể học cách phát âm và ghi nhớ một ngoại ngữ nào đó. Ngoài ra, phần mềm này còn cho phép lưu lịch sử dịch để có thể xem lại và hỗ trợ bàn phím ảo cho người dùng có nhu cầu.

Các tính năng chính của QTranslate:

– Dịch văn bản bằng nhiều ứng dụng khác nhau
– Tra cứu từ điển trực tuyến
– Thay thế đoạn văn bản bằng đoạn dịch
– Dịch nhanh và chính xác
– Kiểm tra lỗi chính tả
– Chuyển văn bản thành âm thanh

Download phần mềm

Phần mềm Turbo Pascal

Pascal là một ngôn ngữ lập trình cho máy tính thuộc dạng lệnh, thích hợp cho kiểu lập trình có cấu trúc. Những ưu điểm nổi bật của Pascal phải kể tới là dễ học, dễ đọc, điều khiển bằng mệnh lệnh dễ dàng, nhiều kiểu dữ liệu để lựa chọn…

Turbo Pascal

Turbo Pascal hỗ trợ người dùng viết các chương trình, ứng dụng bằng ngôn ngữ pascal, đồng thời cũng là trình biên dịch chạy trên nền hệ điều hành MS-DOS. Nói cách khác, đây là môi trường hỗ trợ lập trình nhiều loại ngôn ngữ cấp cao và thông dụng nhất thế giới, tạo nền tảng lập trình tốt nhất và được sử dụng trong lĩnh vực giảng dạy và lập trình chuyên nghiệp.
Pascal giúp người dùng làm quen với các chương trình Pascal như khai báo và sử dụng biến, viết câu lệnh, học cách sử dụng các kiểu dữ liệu, thủ tục và hàm trong Pascal,… Phần mềm này chứa các biến động, biến đại chỉ tuyệt đối, phép toán trên bit và byte, phép toán logic, cho phép tính toán với độ chính xác cao.
Pascal là trình dịch có tốc độ cao, tăng lên theo các phiên bản, nhiều hàm chuẩn với khả năng xử lý đồ họa tốt hơn. Người dùng có thể thực hiện công việc lập tình đối tượng thuận lợi nhất, sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Trong tương lai, trình dịch này sẽ ngày càng được cải thiện để tạo ra môi trường lập trình tốt nhất cho ngôn ngữ Pascal.

Link download Pascal cho Win 64-bit


Link download Pascal cho Win 32-bit

Đang cập nhật

Bài 4 Chỉnh sửa văn bản

Bài 4 – Chỉnh sửa văn bản

1. Xóa và chèn thêm văn bản.
BACKSPACE: Xóa kí tự ngay TRƯỚC con trỏ soạn thảo.
DELETE: Xóa kí tự ngay SAU con trỏ soạn thảo.
Chèn thêm văn bản.
Lưu ý quan trọng: Suy nghĩ cẩn thận trước khi xóa nội dung văn bản.
2. Chọn phần văn bản:
3. Sao chép:
4. Di chuyển:
Để xóa một vài kí tự, BACKSPACE hoặc DELETE.
Nguyên tắc: Khi muốn thực hiện một thao tác nào đó tác động đến một phần văn bản hay đối tượng nào đó, trước hết cần phải CHỌN phần văn bản đó hay đối tượng đó.
Sao chép phần văn bản là giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời them nội dung đó vào vị trí khác.
Di chuyển phần văn bản tức là: di chuyển một phần văn bản từ trí này sang một vị trí khác, nhưng phần văn bản gốc sẽ bị mất di.

tinhoccanbannhat.blogspot.com

Bài 3 Cách gõ Tiếng Việt trong soạn thảo văn bản

Bài 3

CÁCH GÕ TIẾNG VIỆT TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN
 1. Các kiểu gõ tiếng Việt: Có rất nhiều kiểu gõ tiếng Việt, kiểu gõ thông dụng nhất ở Miền Nam là kiểu gõ VNI kiểu gõ này dùng các phím số để gõ dấu; ở Miền Bắc thường dùng kiểu gõ TELEX theo bảng mã Tiêu chuẩn Việt Nam (Unicode).
a. Qui ước gõ tiếng Việt theo kiểu gõ TELEX: Dùng Font Unicode mã Unicode, là loại font được dùng hầu hết tại các tỉnh khu vực phía Bắc và Hà nội.
DẤU
KÝ HIỆU
BÀN PHÍM
Huyền
`
F
Sắc
/
S
Hỏi
R
Ngã
~
X
Nặng
.
J
Xoá dấu
Z
Â
Â
AA
Ă
Ă
AW
Ê
Ê
EE
Ô
Ô
OO
Ư
Ư
W, ] , UW
Ơ
Ơ
[ , OW
Đ
Đ
DD
* Lưu ý: Cặp chữ ƯƠ rất hay gặp trong tiếng Việt, để gõ nhanh có thể dùng 2 phím ][ gần nhau để đạt được tốc độ cao do giảm một nửa số thao tác do phải gõ các phím cách xa nhau UWOW.
– Trong trường hợp gõ sai dấu ta có thể gõ lại dấu đúng ngay sau nguyên âm, chương trình sẽ tự động sửa lại dấu không phải xoá chữ để gõ lại, nếu muốn bỏ dấu thì ta chỉ việc gõ chữ Z.
– Các phím dấu chỉ có tác dụng theo ngữ cảnh tức là nếu không có nguyên âm nào trong vùng tác dụng thì nó vẫn hiển thị như trong chế độ tiếng Anh, ví dụ phím F nếu đi sau chữ A thì sẽ thành chữ À, còn nếu gõ riêng nó vẫn hiện chữ F,
– Muốn gõ các chữ: W, J, S, R, X, F ta gõ phím đó 2 lần liên tiếp.
Ví dụ: muốn gõ chữ W ta gõ WW.
– Muốn gõ hai chữ O ta gõ phím O ba lần liên tiếp.
Ví dụ: Noong Nhai ; ta gõ Nooong Nhai.
b. Cách gõ tiếng Việt với bộ gõ VNI:
Font VNI do công ty Vietnam International (USA) phát triển, là font chữ 2 byte thường được sử dụng trong khu vực phía Nam và ở nước ngoài. Font này thường bắt đầu bằng chữ: VNI-xxx.TTF. Ví dụ: VNI-Time…
         

Cách gõ Tiếng Việt với bộ gõ VNI

                        – Phím số số 1       =        Dấu sắc             
          – Phím số số 2       =        Dấu huyền           
          – Phím số số 3       =        Dấu hỏi
          – Phím số số 4       =        Dấu ngã            
          – Phím số số 5       =        Dấu nặng              
          – Phím số số 6       =        Dấu mũ của chữ â, ê và ô       
          – Phím số số 7       =        Dấu râu của chữ ơ và ư
          – Phím số số 8       =        Dấu trăng của chữ ă
          – Phím số số 9       =        Dấu gạch ngang của chữ đ    
          – Phím số số 0       =        Khử dấu (xoá dấu)                  
 Ví dụ:
 Gõ dòng chữ
          Nước chảy đá mòn
bằng dãy các phím sau:
          Nu7o71c  cha3y d9a1 mo2n     hoặc
          Nu7o7c1  chay3 d9a1 mon2
 Dùng phím để gõ các chữ số và các ký tự sau các nguyên âm.
Ví dụ:
          A!      = A!

c. Gõ tiếng Việt với Font Unicode.
Font Unicode với kích thước mã gấp 256 lần so với các mã 8-bit hiện hành (TCVN 5712, VNI …) Unicode (16-bit) có đầy đủ các ký tự tiếng Việt và khắc phục được các lỗi tranh chấp với các ký tự điều khiển (mất chữ ư, ơ, ả … trong TCVN, VNI …)
Các văn bản tiếng Việt được soạn bởi font Unicode sẽ hiển thị chính xác tiếng Việt dù có được mở bằng bất cứ máy tính nào trên thế giới có sử dụng Unicode. Việc chuyển sang sử dụng font Unicode của ViệtNam là một điều tất yếu. Bộ Khoa học – CNMT đã chính thức phê chuẩn việc sử dụng bộ font  Unicode 16-bit thống nhất trên toàn quốc.
Các máy tính dùng hệ điều hành Windows 98SE, ME, 2000, XP hoặc có cài Office 2000, XP, Office 2003 đã có sẵn các font Unicode: Arial, Courier New, Microsoft Sans Serif, Palatino Linetype, Tahoma, Time New Roman, ….
Có hai cách để gõ tiếng Việt bằng font Unicode:
+ Sử dụng các bộ gõ tiếng Việt hỗ trợ Unicode như: Unikey, Vietkey 2000…
+ Sử dụng keyboard có sẵn của Windows 2000, Windows XP …
Tuy nhiên, do việc sử dụng keyboard có sẵn của Windows hơi phức tạp vì bộ gõ này có qui định kiểu gõ riêng nên việc sử dụng bộ gõ tiếng Việt có hỗ trợ Unicode là lựa chọn tốt nhất.
+ Cách gõ Unicode với bộ gõ Unikey:
– Các máy tính cài bộ gõ Unikey có thể sử dụng font Unicode bằng cách:
1- Bấm phải chuột vào biểu tượng Unikey  ở khay đồng hồ (góc dưới, bên phải màn hình) chọn kiểu gõ TELEX, bộ gõ Unicode.

2- Trong cửa sổ màn hình soạn thảo văn bản Word chọn phông chữ Unicode. Ví dụ: Arial, Courier New, Microsoft Sans Serif, Palatino Linetype, Tahoma, Time New Roman, Verdana….
– Khi đã chọn đủ hai điều kiện trên, việc gõ tiếng Việt với phông chữ Unicode vẫn dùng cách gõ Telex hoặc VNI như bình thường.
* Có thể thay đổi cách gõ trong cửa sổ chính của chương trình Unikey:
+ Cho hiện cửa sổ Unikey bằng cách:
– Bấm phím phải chuột vào biểu tượng Unikey V ở khay đồng hồ (góc dưới, bên phải màn hình) chọnBảng điều khiển…[CS+F5]

– Chọn kiểu gõ: Telex và bảng mã: Unicode dựng sẵn.

tinhoccanbannhat.blogspot.com